Test thử 10 tựa game nặng và nhẹ trên máy chơi game cầm tay Asus ROG Ally

Thị trường máy chơi game cầm tay hiện tại đang ngày càng nhộn nhịp bởi sự canh trạnh máu lửa giữa các ông lớn trong ngành. Và ROG Ally ở thời điểm hiện tại chính là mẫu máy đáng chú ý nhất trên thị trường hiện nay.

Thông qua bài viết này, Masta sẽ chơi thử 10 tựa game đình đám cả nhẹ lẫn nặng và đưa ra những nhận định thực tế. Giúp cho anh em có thể dễ dàng trong việc so sánh và đánh giá xem liệu ROG Ally có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Okay let’s go !

Sơ lược về cấu hình của ROG Ally

Tóm tắt cấu hình của máy chơi game cầm tay Asus ROG Ally:

  • Màn hình: Kích thước 7 inch, tấm nền IPS LCD, chất lượng hiển thị Full HD (1.920 x 1.080 pixel), tỉ lệ 16:9, 100% sRGB, tấn số quét 120 Hz, độ sáng tối đa 500 nit.
  • CPU: AMD Ryzen Z1 Extreme.
  • RAM: 16 GB LPDDR5.
  • Bộ nhớ trong: 512 GB.
  • Dung lượng pin: 40 WHrs, 4S1P, 4-cell Li-ion, hỗ trợ sạc nhanh 65 W.
  • Hệ điều hành: Windows 11.

 

1. Cyberpunk 2077

Đây phải nói là một tựa game rất nặng và đây cũng là tựa game gần như là tiêu chuẩn để mình dùng cho việc test hiệu năng chơi game của những chiếc laptop gaming. Nhưng với một thiết bị như ROG Ally, mình sẽ chọn mức settings là low và mức hiệu năng thiết lập là Turbo.

 

 

Mở đầu buổi test hôm nay thì chúng ta sẽ trải nghiệm luôn tựa game thuộc hàng top những game nặng nhất hiện nay đó là Cyberpunk 2077. Nhưng tất nhiên để với cấu hình hiện tại của ROG Ally thì việc để các mức setting cao là không thể, nên mình sẽ test game ở mức low và hiệu năng thiết lập là Turbo.

 

 

Với mức setting như vậy thì ROG Ally cho ra mức FPS khoảng 30FPS thì theo mình khá là tốt. Anh em phải thông cảm cho ROG Ally bởi vì với tựa game này thì ngay cả laptop gaming cũng còn khá chật vật, nhờ thêm những công nghệ bổ trợ khác mới có thể cân mượt được. Còn lại về các thao tác nút bấm trong game thì mình đánh giá là rất tốt và mình chưa phát hiện ra lỗi xung đột hay không tương thích gì cả.

 

2. The Last of Us Part I

Mức setting ở tựa game này thì mình vẫn để ở low với độ phân giải là FullHD. Và FPS mang lại là khoảng xung quanh 60 FPS, ổn định. Lâu lâu game sẽ bị drop FPS một vài chỗ nhưng không ảnh hưởng đáng kể.

 

 

Thao tác nút bấm trong game thì mình đánh giá vẫn tốt và mượt giống như lúc chơi Cyberpunk 2077. Anh em nào trước đây đã quen với việc nhắm bắn trong game khi chơi Console thì sẽ có lợi thế hơn một chút khi so với những anh em chỉ quen chơi trên máy tính.

3. Metal Slug

Game này mình test cho vui giống như lời hứa là thử hết game từ nặng tới nhẹ thôi :v. 

Chứ anh em cũng biết thừa là ROG Ally dư sức chiến con game này rồi nên mình cũng không bình luận gì thêm.

 

 

4. Forza Horizon 5

Đây có lẽ là tựa game mà mình bất ngờ nhất khi chơi thử, bởi vì minh đã nghĩ rằng ASUS ROG Ally có thể sẽ không thể chơi mượt con game này hoặc ít nhất mượt không như mình tưởng tượng bởi vì đây là một tựa game đua xe với đồ họa cực kỳ đẹp. 

 

máy game cầm tay

 

Nhưng thực tế lại ngược lại, với một vài mức setting hợp lý thì anh em thậm chỉ có thể chiến con game này ở mức 90FPS với chiếc máy chơi game cầm tay này, quá đã. Thao tác nút bấm thì vẫn tốt như những con game đã chơi trước đó.

 

5. PUBG Mobile

 

máy game cầm tay

 

Thêm một tựa game mà anh em cũng có thể dễ dàng đoán được là chơi sẽ rất mượt (Không mượt là do Wifi) đó là PUBG Mobile. Mình cài game này với trình giả lập BlueStack và test với góc nhìn xem là chơi nó có đã hơn gaming phone hay không. Đã hơn nhiều nha, mà còn không cần phải mua thêm phụ kiện rời như Joystick 😀

 

6. Elden Ring

Với một con game thế giới mở rộng lớn và chi tiết như thế này thì đúng thực sự là một thử thách khó cho máy chơi game cầm tay ROG Ally.

Dù cho ở chế độ Performance hay Turbo Mode (Chế độ giúp pin của anh em tuột như nước)  thì thứ thay đổi duy nhất là anh em có thể gắng gượng độ phân giải đi từ 720p lên 1080p với đồng chỉ số FPS là 30 (Đôi khi còn hơi giật). Nên là nếu có chơi, anh em chỉnh thấp được bao nhiêu thì thấp hết cỡ nha.

 

máy game cầm tay

 

7. The Witcher 3

Ổn định hơn Elden Ring khá nhiều khi anh em có thể chiến tựa game này ở mức FPS 50 và có khi lên đến 90 FPS trong điều kiện Performence với mức setting ở chế độ Low và độ phân giải Full HD. Còn đối với Turbo Mode thì anh em có thể nâng setting lên Medium, có khi High và FPS vẫn ở mức quanh 60.

 

máy game cầm tay

 

8. Genshin Impact

Bởi vì ROG Ally có hệ điều hành là Window 11, nên là anh em sẽ phải tải tựa game này giống như PC đó là tải với mức dung lượng 72,5GB. Và tất nhiên, với setting ở mức cao nhất thì ROG Ally vẫn có thể chiến tốt tựa game này ở mức 60FPS.

 

Có vài địa điểm như khung thành Inazuma hay Sumeru thì mức FPS tụt xuống tầm 50, và khi phóng tầm mắt nhìn xa ở những khu vực cao thì FPS lại tụt còn 40. Nhưng nhìn chung, ROG Ally vẫn cân tốt tựa game này.

 

máy game cầm tay

 

9. Liên Minh Huyền Thoại (LOL)

Gọi ROG Ally là “Mini PC” thì mình sẽ test luôn em này khi chơi tựa game LOL huyền thoại. Có thể chơi được không? Được chứ, nhờ vào hệ điều hành Windows 11 nên PC có thể làm được gì thì ROG Ally cũng có thể làm được điều đó. NHƯNG, đây là một tựa game đòi hỏi việc sử dụng chuột và bàn phím nên lúc chơi sẽ cực kỳ khó khăn, kể cả anh em có chơi Đấu Trường Chân Lý thì thao tác cũng không thực sự mượt mà lắm.

 

máy game cầm tay

 

10. FIFA Online 4

Song hành với huyền thoại LOL thì chúng ta sẽ tới với tựa game HOT không kém đó là FIFA Online 4 (FO4). LOL trải nghiệm khó thế nào thì FO4 lại ĐÃ thế ấy. Một con game với độ tương thích trải nghiệm tuyệt với các nút bấm của ROG Ally, giúp bạn điều khiển cầu thủ một cách dễ dàng, chơi có khi còn sướng hơn khi chơi trên PC.

 

máy game cầm tay

 

Tổng Kết

Thông qua bài viết test thử 10 tựa game nặng và nhẹ trên máy chơi game cầm tay Asus ROG Ally, Masta mong rằng bạn đã có những thông tin chi tiết và hình dung cụ thể về hiệu năng và trải nghiệm của ROG Ally mang lại khi chơi game. Giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định rằng liệu máy chơi game cầm tay này có phù hợp với mình hay không.

Share: