Nên chọn Mac Studio hay chọn Mac Mini ?
Mac Studio vừa được Apple ra mắt trong sự kiện Peek Performance vào tháng 3/2022 đã tạo ra chấn động vì sức mạnh đáng kinh ngạc và đột phá trong thiết kế chip của Apple. Cùng Masta Shop so sánh nên chọn Mac Studio hay chọn Mac Mini ? thì máy nào sẽ phù hợp với bạn hơn.
Mac Studio và Mac Mini bạn chọn máy nào?
Mac Studio là chiếc máy Mac nhỏ nhưng mạnh mẽ có hiệu năng mạnh mẽ nhờ chip M1 Max và M1 Ultra. Nó có nhiều ưu điểm hơn về mọi thứ so với Mac mini – nhiều RAM hơn, nhiều bộ nhớ hơn và nhiều cổng kết nối hơn. Tất nhiên, tất cả sức mạnh đó đều đi kèm với một mức giá cao hơn khá nhiều.
Ưu điểm:
- M1 Max và M1 Ultra
- Nhiều tùy chọn RAM hơn
- Kích thước lưu trữ lớn hơn
- Nhiều cổng hơn
Nhược điểm:
- Giá cao
Mac mini được trang bị chip M1 của Apple là lựa chọn tốt nhất và rẻ nhất để trải nghiệm sức mạnh của con chip silicon Apple có thể làm được. Đến thời điểm hiện tại Mac Mini M1 vẫn là một chiếc máy tuyệt vời với hiệu năng có được trên mức giá thành của nó, nhưng thực tế máy sẽ không mạnh mẽ bằng so với Mac Studio sử dụng chip M1 Max hay M1 Ultra.
Ưu điểm:
- Nhỏ hơn
- Rẻ hơn nhiều so với Mac Studio
- Chip M1 vẫn xuất sắc
Nhược điểm:
- Ít tùy chọn bộ nhớ hơn
- RAM ít hơn
- Ít cổng hơn
Nhìn chung ngoài khác biệt về cấu hình, thiết kế, hiệu năng thì Mac Studio lẫn Mac Mini đều phải cần màn hình rời và các thiết bị ngoại vi kèm theo (chuột, bàn phím) mới sử dụng được.
Sự khác biệt ở cấu hình và hiệu năng thực tế
Mac Studio có sức mạnh và hiệu năng vượt trội và có 2 tùy chọn CPU khác nhau khi đề cập đến cấu hunhf là: M1 Max – con chip mạnh nhất được trang bị trong MacBook Pro (2021) và M1 Ultra hoàn toàn mới, như tên cho thấy, là một con chip mới đáng kinh ngạc lớn hơn, tốt hơn và mạnh mẽ hơn về hiệu suất so với chip M1 trước đó. Ngoài con chip tốt hơn, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng Mac Studio có RAM cao hơn và nhiều tùy chọn SSD khả dụng hơn.
Bảng so sánh Mac Studio và Mac mini thông qua cấu hình:
Mac mini | Mac Studio | |
Giá khởi điểm | $699 | $1,999 |
Bộ xử lý | M1 | M1 Max hoặc M1 Ultra |
CPU | CPU 8 nhân | Lên đến 20 nhân |
GPU | GPU 8 lõi | GPU lên đến 64 lõi |
RAM | Lên đến 16GB | Lên đến 128GB |
SSD | Lên đến 2TB | Lên đến 8TB |
Hỗ trợ màn hình | Lên đến một màn hình 6K và một màn hình 4K | Hỗ trợ lên đến bốn Pro Display XDR (6K) và tối đa một màn hình 4K |
Nhìn vào bảng cấu hình so sánh có thể thấy, Mac Mini và Mac Studio sẽ dành cho 2 phân khúc người dùng khác nhau. Như tên gọi – Mac Studio danh cho các tác vụ về “Studio” – cho dù đó là thiết kế, sản xuất âm nhạc, chỉnh sửa video hay bất cứ thứ gì khác yêu cầu sức mạnh và hiệu năng hoạt động thực tế.
Ngược lại, Mac mini là một chiếc máy tính thiên hướng văn phòng phục vụ cho nhiều công việc hàng ngày hơn như viết, chỉnh sửa ảnh nhẹ, duyệt web và mọi thứ khác cần đối với một chiếc máy tính văn phòng.
Thêm vào đó, các chi phí ẩn cho màn hình cũng đáng để đưa ra cân nhắc. Nếu chọn Mac Studio bạn sẽ cần chi thêm khá nhiều tiền cho một chiếc màn hình xứng đáng với công việc của mình. Với Mac Mini thì một màn hình 24 inch Full HD cũng đủ để giải quyết các file Excel, chỉnh sửa ảnh trên Canva rồi.
Thiết kế gần như tương đồng
Nói về thiết kế thì ngôn ngữ thiết kế của cả 2 máy giống đến 80%, khi các chi tiết góc được bo tròn, nhôm nguyên khối, các cạnh bên sang trọng,… Khác biệt nằm ở Mac Studio sẽ dày hơn (gấp ~2.5 lần so với Mac Mini) và nhiều cổng kết nối hơn.
Cổng kết nối
Cổng kết nối của Mac Studio sẽ được trang bị nhiều cổng kết nối thông dụng hơn. Cụ thể
Mac Studio:
- 4 cổng ThunderBolt ở mặt sau giúp kết nối nhiều thiết bị khác nhau mà vẫn đảm bảo tốc độ truyền tải nhanh chóng.
- Cổng Ethernet (cổng mạng)
- 2 Cổng USB-A ở mặt sau đảm bảo có thể kết nối với các thiết bị sử dụng cổng USB-A mà không cần hub chuyển đổi.
- 2 cổng USB-C ở mặt trước (Cổng ThunderBolt nếu là phiên bản M1 Ultra)
- Cổng HDMI ở mặt sau
- Jack cắm tai nghe 3.5mm
- Khe thẻ SD
Mac Mini:
- 2 cổng Thunderbolt 4 với khả năng truyền tải dữ liệu lên đến 40 GB/s
- HDMI 2.0
- Jack tai nghe 3.5mm
- 2 cổng USB-A 3.1
- Cổng Ethernet tốc độ lên đến 10 GB
Ở cổng kết nối chúng ta cũng có thể thấy, Mac Mini không có khe thẻ SD – đồng nghĩa nếu bạn làm chuyên về hình ảnh, chụp hình,..bạn sẽ cần thêm 1 hub chuyển đổi nếu chọn Mac Mini.
Tổng kết
Cả 2 máy Mac Mini và Mac Studio đều được thiết kế và hướng đến đối tượng người dùng khác nhau. Do đó, để chọn được máy nào phù hợp bạn cần xác định được các tác vụ công việc của mình, từ đó quyết định chọn máy phù hợp nhất.
Hy vọng bài so sánh Mac Studio vs Mac Mini trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về 2 sản phẩm này.