Các mặt đồng hồ của Apple Watch Apple đã học cách làm như thế nào? 

Theo chia sẻ từ nhà thiết kế trang Arun.is sau khi nghiên cứu về cách Apple làm ra các mặt đồng hồ Apple Watch phát hiện rằng: Apple đã học hỏi cách làm đồng hồ rất nhiều từ lịch sử cả trăm năm phát triển của đồng hồ đeo tay. Trong những đồng hồ đều mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Cùng tìm hiểu trong bài viết xem đó là gì nhé. 

Tham khảo các thành phần chính của mặt đồng hồ Apple Watch

Những thành phần có trong mặt đồng hồ Apple Watch đều là những thứ mà Apple đã dày công nghiên cứu và áp dụng cho các sản phẩm của mình. Để biết Apple học được những gì các bạn hãy xem qua cấu tạo bên trong của Apple Watch duwois đây:

Đối với hình dạng, hầu hết các mặt đồng hồ của Apple Watch đều có hình tròn và vuông được bo cong các góc.  

Bên cạnh đó cũng có một số mặt đồng hồ đều có cả vòng số mỏng lẫn vòng số dày giống như trong hình bên dưới. 

Tuy vậy, bất kể hình dáng chúng ra sao, thì vẫn đều có cùng thiết kế kim đồng hồ. Duy chỉ có khác là về cách phối hợp màu sắc. Hầu như đa số mặt Apple Watch nào của Apple cũng đều có kim giờ, phút, giây. Có một số kim sẽ dùng màu đặc, số khác sẽ dùng dạng rỗng (outline) với màu nổi bật. Các loại kim này cũng có thiết kế bo góc giống với nhiều thành phần giao diện khác của Apple Watch. Cũng như font chữ San Francisco bản dùng cho Apple Watch sẽ hơi bo lại chút xíu.

Ngoài ra, những mặt đồng còn được hồ hỗ trợ thêm chức năng mà Apple gọi là complication. Đây là những mẫu thông tin hiển thị lên cùng với các mặt đồng hồ. Đôi khi có thể hiển thị là thông tin thời tiết, thông tin tập luyện thể thao hay thông tin từ app bên thứ 3,… Người dùng có thể thay thế và chọn một số màu sắc của Apple cung cấp sẵn tùy theo ý thích người dùng. 

Mặt đồng hồ California

California là tên về một thiết kế của mặt đồng đã xuất hiện vào Thế chiến thứ 2. Đây là thiết kế có các con số rất to và dày. Điểm biệt của chúng là kết hợp giữa các số la mã với chữ số tự nhiên. Điều mà hầu như chưa xuất hiện ở các thiết kế đồng hồ từ trước tới giờ chỉ dùng 1 hệ số. 

Bên cạnh đó, các chữ số này còn được phủ một lớp phát quang dựa trên chất radium. Điều này mục đích để người đeo lẫn người đồng đội không bị đọc nhầm thông tin mỗi khi nhìn qua để xem giờ. Khi mà trong điều kiện khó nhìn như ở các trận chiến.

Trong thời gian chiến tranh thế giới, thiết kế này đã từng được Rolex đăng ký bằng sáng chế. Nhưng không chỉ dừng lại ở thiết kế này, công ty nổi tiếng ở vai trò là nhà cung cấp công cụ cơ khí là công ty đồng hồ Panerai đã được giao cho nhiệm vụ là làm đồng hồ cho lính lặn biển của Đức. Do đó, Rolex đã làm ra mẫu đồng hồ 3646 cho Panerai dựa trên thiết kế của mình. 

Tuy nhiên, một thời gian sau đó, thiết kế mặt đồng hồ này dần chìm theo quên lãng. Nhưng ít lâu sau, vào những năm 80 thiết kế này lại xuất hiện trở lại với chiếc Bubbleback Rolex. Sự trở lại của nó đã được nhiều người yêu thích đến mức độ cầu vượt cung. Điều này đã dẫn đến việc một công ty ở Los Angeles đã phải tiến hành chế tạo lại các mặt đồng hồ hiện hữu với thiết kế nửa số thường và nửa số La Mã nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cũng từ đó cái tên California dial bắt đầu xuất hiện.    

ĐỌC THÊM:  15 Mẹo Nhỏ Giúp Kéo Dài Thời Lượng Pin Trên Apple Watch

Vì vậy, trên Apple Watch mặt đồng hồ này có thể được tùy biến với kiểu 50-50 như trên, hoặc chỉ có số La Mã, hoặc chỉ có số thường, thậm chí không hiện số vẫn được.

Mặt đồng hồ Chronograph & Chronograph Pro

Chronograph là đồng hồ có thể dùng làm đồng hồ bấm giờ. Rất hữu dụng trong một số hoạt động thể thao cần canh giờ chính xác. Chữ “chronograph” bắt nguồn từ chữ “khrónos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là thời gian. Hầu như ai cũng đồng tình rằng Nicolas Mathieu Rieussec là người đã thiết kế ra chiếc đồng hồ chronograph đầu tiên vào năm 1822 bởi King Louis XVIII để đo thời gian chạy cho những con ngựa của mình.

Tuy nhiên, vào năm 2021, nhà đấu giá Christie đã đưa ra một chiếc đồng hồ bấm giờ được làm bởi Louis Moinet, đã xuất hiện trước đó 6 năm so với phát minh của Rieussec, trông rất giống với đồng hồ bấm giờ hiện đại. Chính vì thế mà lịch sử của Chronograph đã thay đổi.

Vào năm 1889, hãng Breitling đã giới thiệu một thiết kế đồng hồ mới có trang bị tính năng bấm giờ. Chiếc đồng hồ này có khả năng đo được nhiều đối thủ tham gia cuộc đua. 

Năm 1913, Longines giới thiệu mẫu Calibre 13.33Z, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có chronograph như bên dưới.

Đặc biệt, chiếc Omega Speedmaster Professional được đeo bởi Buzz Aldrin là chiếc đồng hồ đầu tiên được đưa lên mặt trăng cũng là dạng Chronograph. Và nó được gọi với biệt danh “Moonwatch”.

Đó là những chiếc đồng hồ của Chronograph còn với mặt chronograph của Apple Watch được Apple sử dụng thiết kế kim giống như đã nói ở trên có 2 mặt nhỏ bên trong. Kim giây của chronograph sẽ đứng yên khi không sử dụng. Bên góc phải có một nút để bật chế độ đo giờ, và thang thời gian có thể điều chỉnh thành 60, 30, 6 hoặc 3 giây mỗi vòng quay tùy người dùng.

Mặt đồng hồ Count Up

Không chỉ là thiết kế của mặt đồng hồ, Count Up còn được dùng để chỉ một loại viền đồng hồ. Đây là một loại viền có thể xoay được. Hơn nữa khi dùng với kim phút có thể đo được thời gian trôi theo phút.

Với kiểu vòng đồng hồ Count up này được bắt nguồn từ năm 1953. Tuy nhiên từ năm 1926, Rolex đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển mẫu đồng hồ Oyster. Mẫu đồng hồ với vòng xoay nằm ở trên và cho đến năm 1932 thì ra mắt chiếc Marine với khả năng chống nước. Ngoài ta, Panerai thì lại tiếp tục nâng cấp các đồng hồ dành cho thợ lặn và giới thiệu chiếc Radiomir.

Đến năm 1953,  chiếc đồng hồ Deep Sea đã được Rolex tạo ra một kỷ lục mới khi đặt nó lên vỏ của tàu ngầm nghiên cứu Trieste. Sau đó, con tàu đã lặn với độ sâu 3.150m dưới biển, khi quay trở lại chiếc đồng hồ vẫn hoạt động bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. 

Tuy nhiên, trước đó, Thuyền trưởng Robert “Bob” Maloubier và Đại Úy Claude Riffaud của Trường lặn thuộc Hải quân Pháp đã tiếp cận với Blancpain và yêu cầu họ phát triển một mẫu đồng hồ lặn mới. CEO Blancpain thời đó là Jean-Jacques Fiechter cũng là một người thích lặn và tiếp nhận yêu cầu này. Trong cùng năm đó Blancpain đã đưa ra được giải pháp. Chiếc Blancpain Fifty Fathoms ra đời, được thiết kế để có thể hoạt động ở độ sâu 50 fathoms (đơn vị độ sâu, 1 fathom = 1,8288m). Chiếc đồng hồ này không bị ảnh hưởng bởi từ trường và có một vòng xoay để đo thời gian lặn.

ĐỌC THÊM:  Apple Watch SE làn sóng mới của dòng đồng hồ thông minh cao cấp

Khoảng một năm sau, Rolex giới thiệu chiếc đồng hồ Submariner – một mẫu đồng hồ rất phổ biến dành cho dân lặn biển.

Còn dưới đây là cách hoạt động của vòng đếm giờ trên mặt đồng hồ Count Up của Apple Watch.

Mặt đồng hồ GMT

GMT có ý nghĩa là Greenwich Mean Time – là múi giờ đi qua Đài thiên văn Greenwich, London. Nó đã được sử dụng từ những năm 1800 để làm chuẩn múi giờ.   

Vào giữa thập niên 20 mặt đồng hồ GMT trở nên phổ biến. Trong khoảng thời gian đó cũng là thời điểm máy bay phản lực trỗi dậy mạnh mẽ làm cho nhu cầu di chuyển giữa các châu lục trở nên phổ biến hơn. Điều này cũng đã phát sinh ra vấn đề mới đó là làm sao để điều chỉnh được giờ trên đồng hồ theo múi giờ mới.  

Do đó, vào năm 1953 chiếc Airman ra mắt, đây là chiếc đồng hồ đầu tiên có thể hiển thị hai múi giờ của hãng Glycine. 

Tiếp đó, Pan Am, hãng hàng không lớn của Mỹ ở thời đó thấy rằng phi công của họ cần phải theo dõi nhiều múi giờ, nên đã tiếp cận Rolex với bài toán này. Thế là chiếc Rolex GMT Master ra đời. Ban đầu, khi mới nhìn sẽ thấy mẫu GMT Master khá đơn giản và dễ nhầm lẫn với chiếc Submariner. Nhưng khi nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy có một thêm một kim thứ 4 xuất hiện. Đây là kim GMT, nó chạy chậm hơn 2 lần so với kim giờ nên mỗi vòng sẽ là 24 tiếng. Mặc định nó sẽ đi theo cùng múi giờ với kim giờ nhưng người dùng có thể xoay vòng để chuyển múi giờ.

Về vòng xoay, nó có 2 màu, thường là xanh và đỏ. Hai màu này dùng để biểu thị buổi sáng hoặc tối. Mục đích giúp người đeo có thể dễ dàng biết được giờ hơn. 

nhờ 2 màu này mà trong giới chơi đồng hồ gọi chiếc GMT gọi chiếc GMT Master  là “Rolex Pepsi”. Đặc biệt với phiên bản dùng màu đen và đỏ thì được gọi là “Rolex Coke”. Còn phiên bản xanh và đen là “Rolex Batman”.

Chiếc GMT này khá thành công. Bởi vào những năm 1960, khi nhìn vào một chiếc Boeing 707 hầu như có khả năng cao là bạn sẽ thấy chiếc đồng hồ này trên tay của cả phi công lẫn những người giàu có ngồi trong khoang hạng nhất. Ngoài ra, nó cũng được xuất hiện trên phim ảnh.

Với chiếc Apple Watch sử dụng mặt GMT đã mô phỏng lại cách hoạt động của đồng hồ cơ. Nhưng do đó là đồng hồ kỹ thuật số nên vạch chia xanh sẽ thay đổi  tùy theo địa phương, múi giờ cũng như bán cầu của múi giờ được thiết lập.

Kết luận

Nhìn vào lịch sử các mặt đồng hồ đang được Apple sử dụng có thể thấy được đội ngũ làm ra Apple Watch thật sự rất đáng nể. Từ thiết kế công nghiệp lẫn mặt đồng hồ đều gần như vẫn giữ lại trọn vẹn các giá trị lịch sử nhưng vẫn mang được tính công nghệ hiện đại.  

 

Share: